Bí quyết ôn thi tốt nghiệp hiểu quả 2014

Thầy Lê Duy Dũng - Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa), giải Nhất môn Vật lý cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chia sẻ bí quyết ôn thi tốt nghiệp hiệu quả, luyện thi đại học hiệu quả. Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy số học sinh học đều cả ba môn là không nhiều, phần lớn là học lệch. Dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp và đại học không được như mong muốn.

Vì vậy điều đầu tiên là các em cần phân bố thời gian để học đều các môn mình thi. Việc phân bố thời gian hợp lý thì có thể đạt được trong tầm tay của mình. Có nhiều học sinh rất sai lầm khi biết năng lực của mình học tốt một môn thì chỉ tập trung thời gian vào để ôn mình môn đó, với hi vọng đạt được điểm cao để kéo cho môn kém. Còn môn mình kém hơn thì lại không đầu tư ôn thi đại học đúng mức.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp và luyện thi đại học hiệu quả

Kết quả là khi đi thi số điểm đạt được của môn học tốt cũng không thể gánh lại được điểm kém của môn còn lại. Do đó, các em lưu ý, thời điểm này nên tập trung, đầu tư thời gian nhiều hơn cho những môn yếu.  Thay bằng việc các em cứ tập trung vào việc học môn mà bản thân đã thấy khá ổn tức là có thể đạt được 6 – 7 điểm thì các em nên đầu tư thời gian để học các môn mình thấy yếu hơn nhằm nâng điểm đều lên giữa các môn trong kỳ thi sắp tới.

Ví dụ: Điểm thi của một học sinh như sau; Toán 6, Lý 6, Hóa 6 thì tổng điểm là 18 nhưng một em học lệch thì Toán 8, Lý 4, Hóa 5 thì tổng điểm là 17. Tuy nhiên phổ điểm từ 7 đến 10 là rất khó. Những câu hỏi, nội dung kiến thức để đạt điểm từ 7 đến 10 thường khó hơn so với phần kiến thức để đạt được điểm từ 4 đến 7 và càng khó hơn so với phần kiến thức để đạt được điểm từ 0 đến 4.

Do đó cần nhiều thời gian đầu tư và thật sự là cần có năng khiếu học môn đó. Thay bằng việc chúng ta cứ tập trung vào việc học môn mà bản thân đã thấy khá ổn tức là có thể đạt được 6 – 7 điểm thì ta nên đầu tư thời gian để học các môn mình thấy yếu hơn để nâng điểm đều lên. Vì với mức điểm từ 1 đến 6,99 điểm ở các môn thì yêu cầu kiến thức không quá cao và các em học sinh chỉ cần chăm chỉ và có kế hoạch học tập, phân bố thời gian hợp lý thì có thể đạt được trong tầm tay của mình. Đọc thêm các bài viết về chủ đề luyện thi đại học

Trong cuộc sống nếu gặp việc gì khó mà ta tránh thì chúng ta nên tìm hướng để tránh. Nhưng những gì chúng ta biết chắc chắn không thể tránh được, trước sau gì cũng phải đối đầu thì chúng ta nên có kế hoạch đối đầu càng sớm càng tốt, như thế chúng ta mới có đủ thời gian để thay đổi cục diện.

Ôn thi tốt nghiệp môn Văn: Nhớ cả chi tiết tác phẩm để vận dụng

Theo cô Nguyễn Thanh Hằng, Tổ trưởng tổ văn, Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), đề thi môn văn chỉ có 3 phần: phần kiểm tra kiến thức, bài văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học. Trong đó, phần kiểm tra kiến thức thí sinh lưu ý ngoài học kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm thì phải nhớ chi tiết của tác phẩm. Vì 3 năm gầy đây, phần câu hỏi này thường đòi hỏi thí sinh vận dụng kiến thức qua một chi tiết nào đó trong tác phẩm. Điều này có nghĩa là học sinh phải đọc kỹ tác phẩm, hiểu tác phẩm để nêu được ý nghĩa.

Đối với bài văn nghị luận xã hội, học sinh cần hướng đến các đề tài xã hội đang được quan tâm. Các em phải chịu khó quan sát, đọc sách báo để có kiến thức về xã hội. Bài văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh có kỹ năng làm bài 2 dạng: hiện tượng xã hội và tư tưởng đạo lý.

  • Dạng hiện tượng xã hội đòi hỏi các em nêu được biểu hiện của hiện tượng, nguyên nhân tạo nên hiện tượng, so sánh, đối chiếu, bình luận và nêu dẫn chứng, khẳng định lại mặt đúng, sai của hiện tượng.
  • Dạng tư tưởng đạo lý lại đòi hỏi các em giải thích các khái niệm cần thiết, nêu biểu hiện, bình luận, phản đề và đưa ra minh chứng.
  • Thế nhưng, nhiều học sinh khi thi lại nêu cảm nghĩ với 2 dạng bài này nên bị mất điểm.
  • Với bài văn nghị luận văn học, chỉ có 2 dạng các em lưu ý là phân tích thơ và văn xuôi.
  • Đối với thơ, học sinh thường quên phân tích yếu tố nghệ thuật mà chỉ phân tích yếu tố nội dung. Trong khi, nghệ thuật là yếu tố làm bài văn nổi bật.

Với văn xuôi, học sinh lại phải nắm kỹ dạng phân tích nhân vật và phân tích nhận định. Đối với phân tích nhân vật, có hai dạng phân tích tính cách nhân vật và phân tích tâm trạng nhân vật. Với dạng phân tích tâm trạng nhân vật, các em phải bám sát văn bản để phân tích. Ở dạng nghị luận văn học, học sinh thường mắc lỗi là kể lể thay vì phân tích.

Ôn thi tốt nghiệp Môn toán: Rèn các dạng toán cơ bản

Theo cô Lê Thị Yến, giáo viên toán, Trường THPT Tân Bình (TP.HCM), để ôn tập tốt môn toán, học sinh nên ghi lại các phương pháp giải toán được dạy ở trường sau đó thống kê lại và tự làm ở nhà. Năm nào cũng vậy, nội dung ôn tập môn toán xoay quanh về tích phân, các bài toán ứng dụng tích phân, số phức, phương trình, bất phương trình mũ logarit, các bài toán hình học không gian và phương pháp tọa độ trong không gian,…

Với học sinh trung bình, yếu, để làm tốt các bài tập, không có cách nào khác là các em phải làm nhiều bài tập, nhớ các dạng bài tập, nắm chắc phương pháp giải bài tập để khi gặp là làm ngay, không mất nhiều thời gian. Mỗi ngày, học sinh chỉ cần bỏ ra 10 phút nhờ bạn bè dò bài đã có thể nhớ được tốt hơn các dạng bài tập.

Theo Báo giáo dục thời đại

Nguồn tin: KenhTuyenSinh