Menu

Đánh giá đề thi THPT quốc gia môn Văn 2015 (đề thi mẫu)

Ngày 31/3/2015, bộ GD&ĐT đã công bố chính thức bộ đề thi minh họa, đề thi THPT quốc gia mẫu 2015 các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Văn, Sinh, Sử, Địa, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Đức để các bạn học sinh, luyện thi đại học và giáo viên có thể tham khảo.

Tổng hợp đề thi mẫu kỳ thi THPT quốc gia 2015 từ bộ GD-ĐT

Theo đó cấu trúc của môn Văn có 1 chút thay đổi đáng kể:

Phần 1: đọc hiểu (3 điểm)

Gồm 2 văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản văn học) rất dễ, văn bản nhật dụng thường yêu cầu tìm thông tin có ngay trong văn bản và vận dụng vào thực tế bản thân rất ngắn gọn, văn bản văn học đơn giản chỉ hỏi chủ đề, phong cách, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, giá trị tư tưởng…

Phần 2: làm văn (7 điểm)

Gồm 2 câu:

Nghị luận xã hội

Đã quá quen thuộc thường là chỉ hỏi các vấn đề xã hội cập nhật. HS chỉ cần làm đúng vấn đề cần nghị luận đã được 1 điểm, có bố cục hợp lý là dc 1,5 và viết chau chuốt là được 2đ dễ dàng.

Nghị luận văn học

4 điểm giảm 1 điểm so với mọi năm, đề sẽ có vẻ khó có thể hỏi 2 tác phẩm, 2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 nhân vật khác nhau, 2 nhận định…. đối với câu nghị luận văn học nâng cao này các bạn sẽ rất khó đạt được 3/4 điểm.

Nếu bạn chỉ biết làm bài không cần đọc yêu cầu của đề bạn có thể được 2/4 điểm.

Tổng kết, đánh giá chung

Đối với những bạn học lực kém chỉ xét tốt nghiệp, những bạn khối A, chỉ cần học kiến thức cơ bản sẽ được ít nhất: 3 + 1 + 2 = 6 điểm. Với đề kiểu này mà được dưới 6 điểm là “hơi kém”.

Đối với những bạn dùng môn Văn làm môn xét đại học thì khác, cần lưu ý:

– Đạt điểm tối đa phần đọc hiểu (vì nó quá dễ mà)
– Đạt được ít nhất 2/3 điểm nghị luận xã hội (cái này không khó)
– Đạt được ít nhất 3/4 điểm nghị luận văn học (cái này thì cần phải nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ).

– Theo Học Văn Văn học –

Đánh giá