Menu

Kỳ thi quốc gia 2015: có còn kịp để ôn tập?

Ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia 2015 từ bây giờ có còn kịp hay không? Đó là câu hỏi từ rất nhiều học sinh, giáo viên và phụ huynh, đặc biệt là các bạn đang luyện thi đại học, đối tượng sẽ phải tham gia kỳ thi quốc gia này trong năm tới.

Năm 2015 sẽ tổ chức phương án một kỳ thi quốc gia chung. Dư luận cho rằng chủ trương này tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh lại lo ngại sẽ không có đủ thời gian để ôn luyện cho kỳ thi quốc gia chung này.

Kỳ thi quốc gia 2015: Có gấp gáp quá không?

Với phương án một kỳ thi quốc gia, học sinh muốn tốt nghiệp THPT sẽ phải thi bốn môn tối thiểu bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số năm môn: Địa lí, Sinh học, Hóa học, Vật lí và Lịch sử. Thí sinh có thể thi thêm một môn trong số các môn tự chọn để đủ điều kiện xét tuyển vào trường Đại học đăng kí.

Kỳ thi quốc gia 2015: có còn kịp để ôn tập?

Học sinh khối 12 Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM thực hiện khảo sát về các phương án của kỳ thi quốc gia do nhà trường tổ chức cuối tháng 7-2014 – Ảnh: B.H.

Trước sự thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia, bạn Nguyễn Thùy Linh, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) than thở: “Bộ Giáo dục thay đổi cách thi làm em rất khó khăn trong ôn tập vì từ trước đến nay em chỉ tập trung ôn nhiều vào các môn sẽ thi Đại học là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí”.

Theo Linh, phương án này chỉ có lợi cho những học sinh thi khối D gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ sẽ chỉ phải thi bốn môn, còn những học sinh thi khối A, B, C sẽ phải thi năm môn.

Hầu hết học sinh đều rất lo lắng cho kỳ thi quốc gia sắp tới do thời gian ôn luyện kỳ thi quốc gia còn rất ít mà lượng kiến thức quá nhiều. Bạn Trịnh Khánh Hòa, Trường THPT Trương Định (Hà Nội) cho biết, từ cuối năm cấp 2, em đã xác định sẽ thi khối C với ba môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí. Do vậy, trong 3 năm học cấp 3 Hòa tập trung chủ yếu vào ba trên.

Hòa chia sẻ, không chỉ bản thân em, mà hầu hết học sinh khối C đều học Toán rất đại khái, qua loa chỉ để ứng phó thi tốt nghiệp trung học phổ thông. “Thay đổi kiểu này chỉ “sướng” khối D, còn các khối A, B, C thì khổ hơn trước rất nhiều”- Hòa tâm sự. Hòa cũng cho biết để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, em sẽ đăng kí học thêm Ngoại ngữ và Toán.

Những thay đổi của kỳ thi quốc gia không chỉ gây khó khăn cho những học sinh theo học khối C, nhưng học sinh đang học khối A và B cũng không kém phần hoang mang. Chia sẻ bức xúc của mình, bạn Trần Huyền Trang, Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: “Học Toán, Lý, Hóa cực nhọc suốt giờ phải đổ xuống sông xuống bể một trong hai môn Lý hoặc Hóa. Chúng em phải “bơi” lại từ đầu chăng?”.

Trang cũng cho biết, nếu việc thay đổi phương án thi kỳ thi quốc gia được công bố cho các học sinh từ năm đầu cấp thì chắc chắn học sinh sẽ chuẩn bị kịp, nhưng công bố trước khi thi 9 tháng thì rõ ràng đã bỏ phí công sức mấy năm học.

Trang cho biết em đã phải tìm mua lại các cuốn ôn tập Ngữ văn, Ngoại ngữ để học lại, bổ sung những kiến thức hổng bù cho những năm trước. “Em không nghĩ 9 tháng là đủ để học hết khối lượng kiến thức này, có lẽ chỉ học để không bị điểm kém thôi”.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015: phụ huynh cũng lo lắng không kém

Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự lo lắng cho việc thi cử của con mình. Chị Trần Thanh Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, con chị đang theo học khối A lớp 12 THPT Việt Đức, việc ôn tập theo phân ban đã ổn định được 2 năm thì Bộ thay đổi cách thi khiến học sinh “nháo nhào” đòi chuyển khối D.

Chị Hà cũng cho biết, lịch học của con đã kín đặc do việc phải chồng thêm buổi học của hai môn Ngoại ngữ và Ngữ văn.

Đưa ra nhận xét của mình với cương vị một phụ huynh có con đang học ban B Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), ông Lê Minh Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, hầu hết các học sinh lên cấp 3 đã có định hướng nghề nghiệp ngành, khối một cách rõ ràng. Thậm chí nhà trường còn phân lớp khối, ban ngay từ năm lớp 10. Việc thay đổi thế này sẽ gây hoang mang cho học sinh trong khi đã đến giai đoạn nước rút.

Kỳ thi quốc gia còn không xa, Quy chế thi vẫn đang được Bộ nghiên cứu và lấy ý kiến của các chuyên gia. Đối với những sỹ tử sẽ tham gia kì thi này trong năm nay có lẽ đây sẽ là một thử thách lớn bởi thời gian chuẩn bị không dài. Và để có thể an tâm bước vào kì thi này, các em học sinh sẽ phải chuẩn bị một lượng kiến thức không nhỏ cùng với một tâm lý thật vững vàng mới có thể hoàn thành kì thi một cách tốt nhất.

Kỳ thi quốc gia 2015: có còn kịp để ôn tập?

Nhiều học sinh lo ngại phương án thi mới sẽ khiến các em bị “quá tải” kiến thức học. Ảnh: Thùy Linh.

Vẫn kịp để ôn luyện kỳ thi quốc gia 2015

Theo nhận định cá nhân, các bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi quốc gia 2015 vì những lý do sau:

– Bộ GD&ĐT đã có những nghiên cứu, cân nhắc xác đáng trước khi công bố những thay đổi cho kỳ thi THPT quốc gia 2015 nhằm tạo ra một kỳ thi vừa có thể xét tốt nhiệp trung học phổ thông, vừa tuyển sinh CĐ-ĐH mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, diễn ra theo đúng tinh thần đổi mới, công bằng, minh bạch, giảm tốn kém, giảm áp lực.

– Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải xác định tổ hợp các môn thi ĐH, CĐ “tương ứng với khối thi đã thực hiện như những năm vừa qua”. Điều đó có nghĩa vẫn duy trì các khối thi truyền thống A, B, C, D bên cạnh tổ hợp các môn xét tuyển khác.
“Có thể hiểu như một ngành trước đây có thể tuyển sinh nhiều khối thi A, A1, D1. Những yêu cầu này đã được thể hiện trong công văn chính thức Bộ GD-ĐT vừa gửi đến các trường ĐH, CĐ”- PGS.TS TRẦN VĂN NGHĨA cho biết. (Vào ngày 23/09/2014: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20140923/bat-ngo-khong-bo-khoi-thi-trong-ky-thi-quoc-gia/649210.html)

– “Để thí sinh sớm có thông tin về tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, bộ đã yêu cầu các trường có sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển khẩn trương xem xét, công bố sớm môn thi dùng để xét tuyển vào các ngành đào tạo trước ngày 15-10-2014” – PGS.TS TRẦN VĂN NGHĨA, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). (Vào ngày 23/09/2014: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20140923/bat-ngo-khong-bo-khoi-thi-trong-ky-thi-quoc-gia/649210.html)

– Trong chuyến công tác 19/9 tại địa phương này, PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Chắc chắn đề thì sẽ đảm bảo những em có học lực trung bình có thể đỗ tốt nghiệp THPT. Học sinh không cần phải lo lắng vì đề thi sẽ có câu hỏi phân hóa theo mức độ từ dễ đến khó, các em không cần phải học thêm nhiều mà chỉ học chắc kiến thức trong SGK là có thể đỗ tốt nghiệp. (Nguồn: http://tuyensinh.dantri.com.vn/tuyen-sinh/ki-thi-thpt-quoc-gia-va-bi-quyet-doc-cua-truong-vung-cao-947549.htm)

Cộng tác viên

Đánh giá