Dưới đây là thông tin chi tiết về chỉ tiêu từng ngành của ĐH Ngoại thương:

Tên trường /

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

ĐH Ngoại thương



3.200

Cơ sở phía Bắc:



2350

Các ngành đào tạo đại học:




Kinh tế

D310101

A,A1, D1,2,3,4,6

820

Quản trị kinh doanh

D340101

A,A1,D1

400

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A,A1,D1

360

Kinh doanh quốc tế

D340120

A,A1,D1

170

Kinh tế quốc tế

D310106

A,A1,D1,3

250

Luật

D380101

A,A1,D1

100

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

140

Ngôn ngữ Pháp

D220203

D3

40

Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

D1,4

20

Ngôn ngữ Nhật

D220209

D1,6

50

Cơ sở phía Nam:



850

Các ngành đào tạo đại học:




Kinh tế

D310101

A,A1,D1,6

550

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A,A1,D1

150

Quản trị kinh doanh

D340101

A,A1,D1

150

- Vùng tuyển sinh của trường là tuyển sinh trong cả nước

- Ngày thi, khối thi và tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT

- Các môn thi nhân hệ số 1. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật môn ngoại ngữ nhân hệ số 2.

- Trong 2350 chỉ tiêu đại học của Cơ sở phía Bắc, Nhà trường dành 150 chỉ tiêu đào tạo tại Cơ sở Quảng Ninh (ngành Quản trị kinh doanh 100 chỉ tiêu; ngành Kinh doanh quốc tế 50 chỉ tiêu).

Thí sinh phải làm thủ tục đăng kí chuyên ngành và mã chuyên ngành học vào ngày làm thủ tục đăng kí dự thi (theo mẫu của nhà trường); Điểm trúng tuyển xác định theo từng chuyên ngành đăng kí dự thi, kết hợp với
điểm sàn vào trường theo từng khối thi.

Thông tin tuyển sinh 2014 Đại học Ngoại thương cơ sở phía bắc

Thông tin tuyển sinh 2014 Đại học Ngoại thương cơ sở phía bắc

Nếu thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo mã chuyên ngành đăng kí dự thi ban đầu thì không cần phải đăng kí xếp ngành và chuyên ngành học. Nếu thí sinh đủ điểm vào trường theo từng khối thi nhưng không đủ điểm trúng tuyển vào chuyên ngành đã đăng kí dự thi ban đầu thì được đăng kí chuyển sang các ngành và chuyên ngành cùng khối thi còn chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nhật và các ngành học tại Cơ sở Quảng Ninh được xác định riêng.

Sau khi trúng tuyển vào trường, thí sinh có thể đăng ký xét vào các chương trình đặc biệt giảng dạy bằng tiếng Anh. Cụ thể, hai chương trình tiên tiến: 1 chương trình Kinh tế đối ngoại (hợp tác với ĐH Colorado State University – Hoa Kì) và 1 chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế (hợp tác với trường California State University (Fullerton) - Hoa Kì). Học phí lớp chương trình tiên tiến khoảng 35 triệu đồng/năm.

4 Chương trình chất lượng cao (học bằng tiếng Anh) gồm các chương trình Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Ngân hàng và Tài chính quốc tế. Học phí lớp chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng
tiếng Anh khoảng 25 triệu đồng/năm.

Theo Đại học Ngoại thương

Nguồn tin: KenhTuyenSinh