Phòng thi được xếp theo môn thi

Cô giáo Nguyễn Thi Nhàn (THPT Việt Đức Hà Nội) hỏi: Trong kỳ thi thử vừa qua, với 120 phút, thí sinh làm bài thi môn Văn thấy rất căng; vậy thời gian thi môn Văn giảm từ 150 phút xuống 120 phút ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thời lượng kiến thức yêu cầu trong các câu hỏi của đề thi có giảm hay không?

Theo ông Nguyễn Duy Kha, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, Hội đồng ra đề thi sẽ ra đề thi tốt nghiệp tương thích với thời gian quy định. Quy định mỗi thí sinh chỉ có một số báo danh. Nếu một trường chỉ có 30 thí sinh ở các phòng thi khác nhau tham gia thi môn Lịch sử thì khi thi môn đó, thí sinh sẽ được dồn lại 1 phòng thi hay ngồi rải rác khắp các phòng thi khác?

Hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT quy định: Phòng thi được xếp theo môn thi, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2 m mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, riêng phòng thi cuối cùng của hội đồng coi thi, được xếp đến 28 thí sinh.

Thi tốt nghiệp THPT 2014: Sẽ có phòng thi chỉ vài thí sinh?

Thí sinh tự chọn môn thi là điều tốt, nhưng bên cạnh đó sẽ xảy ra trường hợp chỉ có 10 đến 20 thí sinh một phòng thi, thậm chí chỉ có 2 - 5 em một phòng thi... Trao đổi với PV Infonet, Thạc sỹ Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi nêu quan điểm: “Khi đã đưa ra hình thức cho thí sinh tự chọn môn thi là điều tốt, nhưng bên cạnh đó sẽ xảy ra trường hợp chỉ có 10 đến 20 thí sinh một phòng thi, thậm chí chỉ có 2 - 5 em một phòng thi. Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Việc ít thí sinh ở một phòng thi theo tôi, chúng ta vẫn phải tổ chức thi, vẫn phải có số báo danh, thầy cô coi thi… tổ chức như một phòng thi, chúng ta không thể ghép thí sinh ngồi với các môn thi khác được.”

Theo thầy Trung, có những môn như Sử, Sinh, một số hội đồng thi, số thí sinh chỉ một vài em, nhiều lắm đến nửa phòng thi nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện như một phòng thi. Tôi nghĩ rằng vấn đề này mới gây tốn kém, đồng thời một số hội đồng tổ chức thi sẽ gặp phải lúng túng, nếu không có sự hướng dẫn.


Cái chính là việc tổ chức thi 5 buổi là Bộ GD còn tính đến điều đầu tiên là giảm áp lực thi cho thí sinh như giảm số môn thi tốt nghiệp từ 6 môn xuống còn 4 môn, nhưng lại có tới 6 môn tự chọn sẽ tăng áp lực ở từng cụm thi, hội đồng thi, người coi thi…

Tôi cho rằng việc tổ chức 5 buổi, 8 môn sẽ vẫn ít nhiều gây ra sự tốn kém cho xã hội. Vì sao Bộ lại đưa ra giải pháp môn Toán, Văn thi vào một ngày. Điều này đỡ gây áp lực cho học sinh đối với các môn thi tự chọn sau. Vì nếu đưa ra thời gian thi 4 buổi thì đỡ tốn kém, nhưng sẽ gây áp lực cho các thí sinh, đơn vị tổ chức thi. Còn nếu tổ chức 8 môn trong 5 buổi sẽ gây ra áp lực cho đơn vị tổ chức thi, thực hiện, hội đồng thi nhà trường...” – Thầy Trung phân tích.

Phương án tổ chức thi tới 8 môn chỉ trong 5 buổi, về lý thuyết, trên tổng thể sẽ giảm được phần nào tốn kém. Nhưng vì đây là cải cách đổi mới kỳ thi… chúng ta chưa thể đánh giá hết hiệu quả việc tổ chức 5 buổi như vậy, sau kỳ thi mới biết được hiệu quả đến đâu.

Liên quan đến khâu tổ chức thi, thầy Trung nhận định: “Từ việc đánh số báo danh, tổ chức thi, in sao, phát đề thi…, tôi nghĩ tất nhiên là khó tránh khỏi những sai sót. Đặc biệt, trong khâu in sao, phát đề thi, đánh số báo danh… nếu thi quá nhiều môn chỉ trong 5 ngày như vậy. Việc xảy ra sai sót khó nói trước được điều gì. Dù ra ít hay nhiều đề thi, ở nhiều môn thi, người làm đề thi không cẩn thận vẫn có lỗi, lỗi ra đề, lỗi câu, lỗi chính tả… cũng có thể xảy ra.

Còn người làm nhiệm thi nếu không cận thận cũng sẽ có lỗi, từ lỗi đánh số báo danh, lỗi thu bài thi và trình tự xếp bài thi. Hoặc lỗi ngay cả ở việc không ký vào bài thi của thí sinh, hay có những năm chúng ta còn xảy ra việc cắt nhầm đề thi… Việc rút thời gian thi các môn đặc biệt là Toán, Văn theo tôi với thời gian tốt nghiệp THPT thời gian như vậy chúng ta đủ để đánh giá trình độ tốt nghiệp của thí sinh. Còn môn Sử, Địa là hình thức tự luận, thời gian thi 90 phút cũng là phù hợp.” – Thầy Trung cho biết.

Theo Infonet

Nguồn tin: KenhTuyenSinh